Tại sao nó lại quan trọng?

Các nguyên tố vi lượng, còn gọi là các kim loại nặng, tồn tại tự nhiên trong môi trường (không khí, nước, đất). Những kim loại nặng này có thể xuất hiện dưới dạng dư lượng trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm do sự hiện diện của chúng trong môi trường (kết quả từ các hoạt động của con người, chẳng hạn như nông nghiệp, công nghiệp hoặc ô nhiễm sau đó khi lưu trữ hoặc xử lý). Sự tích lũy của kim loại nặng trong một sinh vật gây ra nguy cơ cao cho sức khỏe. Việc này có thể tạo ra từ hai tình huống:

Phơi nhiễm với liều cao (độc tính cấp tính)
Phơi nhiễm kéo dài ở liều thấp (tích lũy trong mô và độc tính mạn tính)

Quy định EC 1881/2006 đặt ra nồng độ tối đa cho một số chất nhiễm nhất định trong thực phẩm, đặc biệt là chì, cadmium, thủy ngân và thiếc vô cơ. Việc theo dõi dư lượng của các nguyên tố hóa học trong thực phẩm có nguồn gốc động vật được quy định trong Chỉ thị 96/23 / EC.
Tại Việt Nam, các kim loại nặng được quản lý theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT

Upscience có thể giúp bạn như thế nào?

Upscience cung cấp dịch vụ phát hiện và định lượng kim loại nặng trong tất cả các loại thức ăn (bao gồm thực phẩm cho trẻ nhỏ) bằng phương pháp Quang phổ phát xạ plasma và Phương pháp cảm ứng cao tần ghép nối khối phổ (ICP-MS) và Phép đo điện thế.